Thủ tục thành lập công ty vận tải

26/12/2017

Quy trình thủ tục thành lập công ty vận tải

Vận tải là ngành đang cực kỳ phát triển ở nước ta, có những công ty mới thành lập nhưng đã vươn ra thị trường nước ngoài trong chỉ vài năm vì vậy rất nhiều người có hướng thành lập công ty vận tải, để có thể tiến hành các thủ tục bạn cần đáp ứng được những yêu cầu dưới đây.
Các yếu tố cần xác định trước khi thành lập công ty vận tải:
- Loại hình doanh nghiệp: bạn muốn thành lập công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần hay doanh nghiệp tư nhân bạn phải chọn 1 trong 4 hình thức này.
- Tên công ty: tên tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số hoặc ký hiệu, tên doanh nghiệp phải được đi cùng trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đặc biệt là không được trùng tên với doanh nghiệp đã đăng ký.
- Địa chỉ: địa chỉ liên lạc, giao dịch nằm trên lãnh thổ Việt Nam.
- Ngành nghề kinh doanh: ngành vận tải.
* Chuẩn bị hồ sơ:
- Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp vận tải.
- Dự thảo điều lệ.
- Danh sách thành viên, cổ đông của doanh nghiệp.
- Hợp đồng lao động.
- Bản sao tài liệu chứng minh tư cách pháp lý cua cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần và thành viên sáng lập đối với công ty TNHH.
- Biên bản xác nhận vốn góp.
* Nơi nộp hồ sơ: phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
* Thời gian xem xét hồ sơ: 5 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hợp lệ.
* Sau khi nhận được giấy chứng nhận kinh doanh, doanh nghiệp cần làm những thủ tục:
- Khắc dấu: doanh nghiệp phải khắc dấu, sau đó đăng ký mẫu dấu tại cơ quan Công an, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Các thủ tục liên quan tới đăng ký thuế: sau khi đã có mã số doanh nghiệp, mã số này cũng là mã số thuế thì công ty bạn phải tiến hành một số thủ tục về thuế tại cơ quan thuế như phát hành hóa đơn, mua, cấp hóa đơn, kê khai nộp thuế,…
- Đăng thông báo: kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty bạn phải thực hiện thông báo, đăng bố cáo doanh nghiệp trên tổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc qua.
Sau khi hoàn thành thủ tục, những thủ tục này có thể được thay đổi hoặc bổ sung như việc thay đổi giấy phép kinh doanh vì vậy cần những ý kiến tham khảo của những người am hiểu về pháp luật trong vấn đề thành lập doanh nghiệp.

 Nguồn: Luatminhkhue

Tin tức liên quan